Siêu mẫu Hoàng Long làm nhân viên bán hàng thời trang, Hà Việt Dũng tạo thu nhập từ quán nước mía vỉa hè... Để trụ vững trong nghề, người mẫu nam phải bươn chải nhiều công việc làm thêm, kiếm sống.
Nhiều nam người mẫu dù nắm trong tay không ít danh hiệu vẫn chật vật
tiến thân trong làng thời trang. Cùng mang danh nghĩa "người mẫu" nhưng
trong các chương trình thời trang, phái nam thường chỉ làm nền cho các
đồng nghiệp nữ. Họ chỉ thực sự làm chủ sân khấu nếu có những thương hiệu
thời trang dành cho nam tự đứng ra tổ chức.
Không chỉ "lép vế" trên sân khấu, cát-xê của người mẫu nam cũng thấp
hơn nữ. Theo nhà thiết kế Văn Thành Công, trong một show diễn, một mẫu
nam hạng A (được xếp hạng là cao nhất) nhận thù lao cao nhất cũng chỉ
bằng số tiền của một mẫu nữ hạng B hoặc C. Còn nếu so với vedette thì số
chênh lệch lớn hơn rất nhiều, có khi chỉ bằng 10%. Đây là một thực tế
khiến người mẫu nam luôn thấy chạnh lòng mỗi khi nhắc đến nghề nghiệp.
Để tự nuôi sống bản thân và đeo đuổi nghề, hầu hết người mẫu nam phải
nghĩ kế sinh nhai, tìm cho bản thân một công việc khác có thu nhập ổn
định.
[You must be registered and logged in to see this image.]Hà Việt Dũng bên xe nước mía vỉa hè và trên sàn tập Elle Show. Ảnh:
T.T.Hà Việt Dũng đoạt giải đồng Siêu mẫu 2011. Anh sở hữu gương mặt điển
trai cùng thân hình khá chuẩn, cũng là lựa chọn của nhiều chương trình
thời trang. Tuy nhiên, số cát-xê vẫn không đủ cho nhu cầu thường nhật.
Nam người mẫu tìm cho mình con đường kinh doanh để có thu nhập thêm.
Dũng cùng anh trai mở xe nước mía, nhắm vào đối tượng học sinh sinh viên
ở quận 3, TP HCM. Thu nhập từ quán nước mía không cao nhưng ổn định. Số
tiền dư ra giúp anh có thể trả tiền thuê nhà và ăn uống hằng ngày.
Theo Hà Việt Dũng, không người mẫu nam nào có thể tồn tại mãi nếu chỉ
dựa vào cát-xê trên sàn diễn. "Đôi lúc cũng thấy chán nản lắm, nhưng vì
lòng yêu nghề, nên tôi vẫn quyết bám trụ. Bán nước mía cũng là một công
việc. Tôi sẽ nuôi mơ ước của mình từ quán nước mía này", Dũng nói.
Hoàng Long, giải vàng Siêu mẫu 2009, quyết định chọn nghề nhân viên
bán hàng thời trang thay vì chờ đợi các lời mời sải bước trên sàn
catwalk. Anh chia sẻ, người mẫu nam không thể tự chủ động phát triển
nghề nghiệp vì luôn bị động trong việc nhận show, cũng như không được
mời tham gia các event.
"Tôi thấy không an toàn. Tôi muốn chọn cho mình một con đường chắc
chắn hơn trong tương lai, muốn mình được chủ động tạo ra sự thành công
cho bản thân" là lý do Hoàng Long chọn nghề nhân viên bán hàng thời
trang ở khu vực trung tâm Sài Gòn.
Một số người mẫu khác biết tận dụng vài tố chất của bản thân để dù
không lên sàn diễn vẫn gắn bó với hoạt động nghệ thuật. Trường hợp thành
công của Bình Minh là một điển hình mà những người làm nghề hay nhắc
tới. Khi thuộc hạng A trong lớp mẫu nam, Bình Minh sớm nhận ra cái khó
của nghề nên nhanh trí chuyển hướng hoạt động. Anh chuyển sang đóng
phim, rồi làm MC... khá đắt show.
Bình Minh cho biết: "Thu nhập cho người mẫu hiện nay vẫn quá thấp,
phải tiết kiệm lắm mới có thể đủ trang trải cuộc sống. Chúng tôi bắt
buộc phải có thêm nghề tay trái mới mong an tâm lo cho tương lai. Ngày
trước, khi còn là người mẫu, tôi ước mơ sẽ có nhiều show diễn dành cho
nam để phát huy khả năng của mình nhưng ước mơ đó khó mà thành hiện
thực".
Ngoài Bình Minh, rất nhiều tên tuổi khác như Huy Khánh, Trí Quang,
Hứa Vỹ Văn, Hoài Nam, Quốc Thái... cũng xuất thân từ làng mẫu và sớm rẽ
hướng nghề nghiệp để tồn tại.
[You must be registered and logged in to see this image.]Người mẫu Bình Minh (trái) và Đức Tiến hiện nay được biết đến với vai trò diễn viên hơn là người mẫu.
Về thực trạng này, anh Tạ Nguyên Phúc - Giám đốc công ty người mẫu PL -
cho biết, họ vẫn luôn muốn tìm show cho mẫu man diễn, nhưng nhu cầu của
xã hội không nhiều nên cũng đành ngậm ngùi. "Một tháng người mẫu nữ có
thể nhận 10 show thì trong đó chỉ có 2-3 show cần mẫu nam. Một số người
mẫu nam nổi tiếng còn tồn tại cho đến hôm nay cũng là do họ quá yêu nghề
nên cố gắng cầm cự", anh Phúc chia sẻ.
Lòng đam mê chính là yếu tố duy nhất níu kéo các nam người mẫu chờ đợi và không thể dứt hẳn bản thân khỏi nghề.
Trang Trần một lần tình cờ phát hiện Hà Việt Dũng bên xe nước mía đã
lên facebook bày tỏ sự thông cảm với đồng nghiệp. Cô khẳng định: "Riêng
người mẫu nam thì rất khó khăn vì ít đất diễn, cát-xê thấp và không có
nhiều sự lựa chọn cho hình ảnh. Chỉ có những ai yêu nghề thật sự mới
đứng vững và đắp chăn chờ thời". Vì đam mê nên Bình Minh thỉnh thoảng
vẫn nhận lời biểu diễn. Và anh chia sẻ, cảm xúc vẫn luôn đầy ắp khi bước
đi catwalk.
Năm 2011, Fashion Men Show quy tụ 50 người mẫu nam diễn ra với tiêu
chí tạo một nơi để anh em làm nghề tập hợp, vui vẻ bên nhau. Nhà sản
xuất chương trình Thanh Hương cho biết: "Mục đích làm show diễn này rất
đơn giản. Đó là tạo ra cơ hội để người mẫu nam được thể hiện sự say
nghề".
Đồng cảm với các mẫu nam, nhà thiết kế Công Trí cho biết, năm 2012,
anh sẽ phát triển mạnh hướng thiết kế sang phái mạnh. Không dừng lại ở
các mẫu mã quần áo, Công Trí dự tính thực hiện hẳn các đêm thời trang
dành cho nam, trả các người mẫu nam về đúng vị trí của họ trên sàn
catwalk.
[You must be registered and logged in to see this image.]Quang Thịnh muốn dùng kinh nghiệm bản thân để đào tạo các thế hệ người mẫu trẻ.
Siêu mẫu Quang Thịnh cũng có suy nghĩ thiết thực hơn. Sau vài năm
chuyển sang kinh doanh, anh nhận thấy ngọn lửa nghề vẫn âm ỉ cháy và trở
lại. Tuy nhiên, anh khéo léo kết hợp giữa kinh doanh và nghề mẫu. Siêu
mẫu ăn ảnh 2008 vừa đầu quân về công ty Tài Hoa Việt cùng các đồng
nghiệp Quang Hòa, Xuân Thu... Công việc của họ là tìm kiếm, đào tạo
người mẫu.
"Chúng tôi có lợi thế là ai cũng từng được đại diện quốc gia tham dự
cuộc thi quốc tế là Manhunt. Những kinh nghiệm đó cũng như thời gian làm
nghề vừa qua sẽ là nền tảng để chọn lựa các bạn trẻ phù hợp rồi đào tạo
đưa đi thi thố nước ngoài. Theo tôi, đây là cách mới và có lẽ là ổn
nhất để tạo cơ hội cho người mẫu nói riêng và thời trang nói chung ngày
càng phát triển, tiếp cận thế giới. Từ đó, người mẫu nam sẽ có thêm
nhiều cơ hội để thể hiện lòng đam mê và khả năng của bản thân", Quang
Thịnh nói.
Minh Nguyễn - Trung Sơn